Thành lập doanh nghiệp
Tài liệu khách hàng cần cung cấp khi thành lập công ty
Đối với cá nhân thành lập công ty
- Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người thành lập công ty (bản công chứng) hoặc chụp, bản chính để Văn phòng Luật sư Phúc Tín Tâm hỗ trợ công chứng giúp quý khách;
- Đối với pháp nhân (công ty) thành lập công ty
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty mẹ cần thành lập thêm công ty con.
- Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người đại diện quản lý phần vốn góp của công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty.
Lưu ý về thông tin cần chuẩn bị để thành lập công ty
- Địa chỉ trụ sở công ty: không được là nhà chung cư tập thể. Mặc dù, ngay khi thành lập công ty không cần chứng minh điều kiện về trụ sở nhưng cần chuẩn bị Bản sao giấy tờ nhà đất và hợp đồng thuê, mượn trụ sở để phục vụ cho hoạt động về sau.
- Thông tin công ty: Tên công ty, ngành nghề kinh doanh, thông tin cơ cấu góp vốn, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật công ty,…
Các công việc còn lại Văn phòng Luật sư Phúc Tín Tâm sẽ hỗ trợ thủ tục thành lập công ty trọn gói cho khách hàng hoặc Quý khách hàng liên hệ để được luật sư chuyên trách của chúng tôi tư vấn cụ thể, chi tiết.
Các trường hợp nên thành lập công ty
- Khi đối tượng khách hàng của bạn chủ yếu là tổ chức, doanh nghiệp thì bạn nên thành lập công ty.
- Khách hàng của bạn có yêu cầu xuất hóa đơn giá trị gia tăng khấu trừ cho hoạt động kinh doanh của mình.
- Các đối tác, nhà cung cấp, khách hàng cần ký hợp đồng với đơn vị có tư cách pháp nhân.
- Khi cần hạch toán hoạt động kinh doanh rõ ràng, bài bản, có lợi nhuận để đảm bảo hoạt động kinh doanh theo quy định.
- Có chiến lược để phát triển kinh doanh có quy mô, tầm cỡ, mong muốn trở thành công ty đại chúng trong tương lai.
- Khi các yếu tố trên chưa phát sinh, bạn vẫn có thể thực hiện kinh doanh và lựa chọn hình thức kinh doanh hộ cá thể thay cho việc thành lập công ty.
Quy định về mức vốn khi thành lập công ty
- Vốn tự kê khai và tự chịu trách nhiệm (không quy định mức vốn cần có để thành lập công ty).
- Trừ các ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định, ký quỹ.
- Theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành, việc kê khai vốn bao nhiêu là quyền của doanh nghiệp, doanh nghiệp tự kê khai và tự chịu trách nhiệm về vốn điều lệ của công ty. Các ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định doanh nghiệp phải đăng ký mức vốn theo quy định của pháp luật nhưng cũng không cần chứng minh nguồn vốn mà chỉ đảm bảo chịu trách nhiệm đối với nguồn vốn kê khai và đủ nguồn vốn ký quỹ theo quy định một số ngành nghề cụ thể.
Các bước thực hiện thủ tục thành lập công ty/thành lập doanh nghiệp
Nếu Quý khách hàng thực hiện dịch vụ thành lập công ty trọn gói của Văn phòng Luật sư Phúc Tín Tâm, chúng tôi sẽ đại diện khách hàng thực hiện 09 bước nêu trên, Quý khách hàng chỉ có nhiệm vụ duy nhất là nhận toàn bộ kết quả công việc đồng thời được hỗ trợ các thủ tục sau thành lập.
Tuy nhiên, thông thường thì chỉ có 3 loại hình doanh nghiệp phổ biến được lựa chọn bởi các ưu điểm của 3 loại hình công ty là: Công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên và Công ty cổ phần.
Trên thực tế, sự khác nhau lớn nhất của công ty cổ phần so với công ty TNHH nói chung là công ty cổ phần có thể huy động vốn linh hoạt và tham gia thị trường chứng khoán do đó số lượng cổ đông tối thiểu có 03 người và không hạn chế tối đa, dễ dàng chuyển nhượng sau khi không còn là cổ đông sáng lập. Do đó sự ra vào, thay đổi công ty của các cổ đông là khó kiểm soát và dễ dàng, người sáng lập công ty khó kiểm soát điều này.
Còn ưu việt lớn nhất của công ty TNHH là sự tham gia của các thành viên vào công ty là rất chặt chẽ, số lượng người tham gia hạn chế từ 01 đến 50 người, danh sách thành viên xuất hiện trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, mọi sự thay đổi chỉ có thể thực hiện khi có sự đồng ý của các thành viên công ty. Công ty có quyền chuyển đổi loại hình doanh nghiệp khi có nhu cầu.
Ưu nhược điểm khi thành lập công ty so với thành lập hộ kinh doanh cá thể
- Tư cách pháp nhân: Hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, công ty có tư cách pháp nhân và chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn gó Trong khi đó, hộ kinh doanh cá thể phải chịu trách nhiệm hoạt động kinh doanh bằng cả tài sản dân sự của mình.
Phát hành hoá đơn: Công ty được phát hành và xuất hóa đơn giá trị gia tăng (VAT) khấu trừ còn hộ kinh doanh thì không.
- Kê khai kế toán thuế: Nhiều doanh nhân cho rằng khi thành lập công ty sẽ có nhiều khó khăn trong các thủ tục thực hiện về nghĩa vụ thuế cho công ty. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều đại lý thuế, công ty dịch vụ kế toán cung cấp phí dịch vụ hợp lý cho việc này điển hình là Đại lý thuế Việt An. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể sử dụng chọn gói dịch vụ kế toán thuế, các công ty không phải tuyển các nhân sự liên quan đến kế toán thuế qua đó tích kiệm được rất nhiều chi phí và giải quyết về bài toán tối ưu nhất cho các công việc liên quan đến thuế của công ty như kê khai thuế, kế toán và tài chính.
- Thuế khoán: Công ty không bị áp thuế theo doanh thu như hộ kinh doanh nên dù công ty có rất nhiều doanh thu nhưng chưa có lãi thì cũng chưa phải nộp thuế. Còn hộ kinh doanh cứ có doanh thu (dù chưa có lãi) vẫn bị áp thuế theo định mức.
- Thuế VAT: Công ty là thuế khấu trừ, thuế gián thu nên công ty khi xuất VAT thì tiền thuế là thu được từ khách hàng, sau đó nộp lại cho nhà nước chứ không phải khoản thuế công ty không kinh doanh cũng phải nộp. Lưu ý: khi xuất hóa đơn đầu ra thì doanh nghiệp phải có hóa đơn đầu vào tương ứng;
- Nhu cầu xuất hoá đơn: Nếu đối tượng khách hàng của bạn là cá nhân, nhu cầu xuất hóa đơn giá trị gia tăng khấu trừ không cao, bạn nên cân nhắc việc thành lập công ty.
Tư vấn về trụ sở công ty
(Tham khảo Điều 42, Luật Doanh nghiệp)
- Trụ sở công ty không được ở nhà tập thể, nhà chung cư.
- Để bảo đảm hoạt động kinh doanh khi thuê nhà, mượn nhà làm trụ sở công ty Quý khách hàng nên ký kết hợp đồng thuê nhà, mượn nhà và yêu cầu chủ nhà cung cấp cho 02 bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ tương đương.
- Trụ sở công ty phải liên hệ được, có người nhận thư báo, tránh trường hợp cơ quan thuế, cơ quan đăng ký doanh nghiệp gửi thư phát không có người nhận sẽ bị liệt vào công ty không kinh doanh tại trụ sở và bị đóng mã số thuế, khóa mã số doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp nên cố định trụ sở theo quận huyện vì khi thay đổi trụ sở khác quận, huyện đang đăng ký phải thực hiện thủ tục chốt thuế chuyển quận trước khi thay đổi đăng ký doanh nghiệp.
- Đối với doanh nghiệp đi thuê văn phòng ảo: hiện nay nhiều chi Cục thuế làm rất gay gắt việc các công ty thuê văn phòng ảo mà phát sinh nhiều hoạt động kind doanh, mua bán hàng hóa nhiều, xuất nhiều hóa đơn nhưng đặt trụ sở chính bằng hình thức thuê văn phòng ảo. Theo đó, doanh nghiệp chỉ có thể thuê văn phòng ảo khi chưa phát sinh nhiều hoạt động kinh doanh.
Tư vấn về đặt tên công ty
(Tham khảo Điều 37, Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41 Luật Doanh nghiệp)
Trên thực tế tên công ty ngày càng hạn chế do số lượng doanh nghiệp ngày một nhiều. Tuy nhiên, để có thể đặt được tên công ty theo mong muốn rất đơn giản bằng cách thêm các tiền tố hoặc hậu tố vào tên công ty là có thể đăng ký được.
- Khi đặt tên công ty cần tránh các tên riêng có thành tố riêng nổi tiếng ví dụ như: Samsung, Nokia, Honda,… hoặc các nhãn hiệu đã đăng ký độc quyền vì có thể doanh nghiệp có nguy cơ bị yêu cầu đổi tên do trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam trước thời điểm doanh nghiệp đăng ký tên công ty bị trùng lặp.
- Ngoài ra, đặt tên công ty cũng nên tính đến việc tên riêng công ty có khả năng đăng ký nhãn hiệu, tên miền để nhận diện thương hiệu doanh nghiệp trong tương lai mang tính đồng bộ, chuyên nghiệp.
Tư vấn về ngành nghề kinh doanh
(Tham khảo Điều 7 Nghị định số 01/2021 về đăng ký kinh doanh)
Hiện nay, doanh nghiệp được kinh doanh các ngành nghề pháp luật không cấm. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh các ngành nghề mà mình đã đăng ký và kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp nên lựa chọn phạm vi rộng khi đăng ký các ngành nghề kinh doanh cho công ty trong hồ sơ đăng thành lập công ty để tránh phải thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh nhiều lần.
Có thể nói điểm ưu việt của Luật Doanh nghiệp hiện hành là doanh nghiệp chưa cần xuất trình các điều kiện đối với các ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề. Do đó, tùy thuộc vào nhu cầu hoạt động doanh nghiệp có thể lựa chọn mở rộng các ngành nghề kinh doanh để tránh sau khi hoạt động phát sinh thêm thủ tục bổ sung ngành nghề do khi thành lập chưa bao quát các ngành nghề dự định kinh doanh.
Việc áp mã ngành nghề kinh doanh của công ty thực hiện theo mã ngành cấp 4 theo quy định tại hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam (Áp dụng theo Quyết định số: 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ). Văn phòng Luật sư Phúc Tín Tâm sẽ hỗ trợ phân ngành và áp mã ngành nghề cho quý công ty.
Tư vấn về vốn điều lệ khi thành lập công ty
(Tham khảo khoản 34 Điều 4, Khoản 2.c Điều 24 Luật Doanh nghiệp)
- Theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì vốn điều lệ do doanh nghiệp tự kê khai và tự chịu trách nhiệm (kể cả các ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định thì doanh nghiệp cũng chỉ cần kê khai đủ mức vốn quy định mà không cần chứng minh hay xác nhận nguồn vốn thực tế).
- Căn cứ vào nhu cầu hoạt động như: mức hợp đồng ký kết với đối tác, sự tham gia vào dự án, số vốn phải ký quỹ đối với một số ngành đặc thù, mức thuế môn bài muốn đóng mà doanh nghiệp lựa chọn mức vốn điều lệ hợp lý, phù hợp và tính đến tính chịu trách nhiệm của các chủ sở hữu doanh nghiệp/công ty khi cam kết mức vốn của mình.
- Thời hạn góp vốn là 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đối với cá nhân thành lập công ty có thể lựa chọn góp vốn bằng hình thức hoặc chuyển khoản vào tài khoản của công ty. Tuy nhiên, đối với tổ chức là thành viên/cổ đông công ty thì việc góp vốn phải thực hiện bằng hình thức chuyển khoản vốn góp vào tài khoản của công ty có đăng ký với cơ quan đăng ký doanh nghiệp.
- Theo quy định của pháp luật, thủ tục tăng vốn điều lệ công ty tương đối đơn giản, trong khi đó thủ tục giảm vốn điều lệ công ty lại tương đối nhiều điều kiện và cần thời gian nhất định trừ trường hợp thành viên, cổ đông không góp đủ vốn trong vòng 90 ngày thì công ty phải hoạt động đủ 02 năm mới có thể đăng ký giảm vốn điều lệ cùng một số điều kiện nhất định. Do đó, công ty nên cân nhắc mức vốn khi kê khai vốn điều lệ trong hồ sơ thành lập công ty để đảm bảo việc góp vốn cũng như cân bằng lợi ích các thành viên/cổ đông trong công ty.
Tư vấn về người đại diện theo pháp luật của công ty
Doanh nghiệp có thể lựa chọn các chức danh phổ biến như sau cho người đại diện theo pháp luật của công ty: Chủ tịch công ty (đối với công ty TNHH 1 thành viên), Chủ tịch Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên), Chủ tịch Hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần), Tổng giám đốc, Giám đốc công ty,…
Người đại diện theo pháp luật có thể là cổ đông, thành viên góp vốn của công ty hoặc có thể là người được công ty thuê.
Các công việc doanh nghiệp cần thực hiện sau thủ tục thành lập công ty
Thủ tục sau thành lập công ty
- Mở tài khoản ngân hàng của công ty;
- Đăng ký chữ ký số để nộp thuế điện tử và báo cáo thuế qua mạng Internet;
- Làm biển và treo biển công ty tại trụ sở chính;
- Mua chữ ký số điện tử để thực hiện nộp thuế điện tử;
- Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
- Thực hiện thủ tục kê khai thuế ban đầu, kê khai, đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động…
- Cấp các Giấy phép con một số ngành nghề có điều kiện để công ty đủ điều kiện đi vào hoạt động…
Văn phòng Luật sư Phúc Tín Tâm hỗ trợ trọn gói với chi phí hợp lý nhất các thủ tục sau thành lập công ty, Nếu quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ với luật sư của chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất, chu đáo nhất.
Các loại thuế cơ bản phải kê khai và đóng sau khi thành lập công ty?
- Thuế Giá trị gia tăng: Chỉ đóng khi có chênh lệch tăng giữa đầu vào và đầu ra, thuế suất từ 0- 10% tùy hàng hóa, dịch vụ. Các hàng hóa, dịch vụ thông thường là 10% được giảm thuế là 8% cho 6 tháng đầu năm 2025 theo Nghị quyết 174/2024/QH15.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: thông thường 20% của lợi nhuận (doanh nghiệp chỉ phải đóng khi công ty kinh doanh có lãi).
- Thuế môn bài nộp mức cố định theo vốn điều lệ đăng ký (Công ty thành lập trong năm 2025 được miễn thuế môn bài);
Công ty chưa có doanh thu, chi phí có phải kê khai và nộp thuế hay không?
Báo cáo thuế bắt buộc kê khai
Sau khi thành lập công ty dù không phát sinh doanh thu và chi phí thì doanh nghiệp chưa phải nộp thuế (trừ thuế môn bài các năm sau năm đầu thành lập) tuy nhiên hàng quý doanh nghiệp vẫn phải kê khai thuế như sau:
- Đối với kê khai thuế giá trị gia tăng: Doanh nghiệp không phát sinh hóa đơn đầu vào và đầu ra thì đến thời hạn kê khai và nộp thuế công ty vẫn phải nộp tờ khai thuế.
- Đối với báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn: Doanh nghiệp vẫn cần phải kê khai dù chưa xuất hóa đơn giá trị gia tăng của công ty (nếu Công ty đã thực hiện thủ tục thông báo phát hành hóa đơn giá trị gia tăng).
- Đối với báo cáo tài chính cuối năm: Doanh nghiệp lưu ý dù công ty không phát sinh hoạt động kinh doanh vẫn phải lập và nộp báo cáo tài chính cuối năm.
Các mốc thời gian nộp tờ khai thuế và nộp thuế
- Doanh nghiệp thành lập năm 2025 sẽ được miễn lệ phí môn bài, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn phải kê khai và nộp tờ thuế môn bài.
- Thời gian kê khai lệ phí môn bài và nộp tờ khai: Người nộp lệ phí mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập; doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh thực hiện khai lệ phí môn bài và nộp Tờ khai cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 30 tháng 01 năm sau năm mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập.
- Trong năm 2025 khi doanh nghiệp thành lập công ty cũng đồng thời thành lập thêm địa điểm kinh doanh, chi nhánh công ty trên toàn quốc cũng được miễn thuế môn bài cho các đơn vị trực thuộc này.
- Đối với Hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi thành công ty được miễn thuế môn bài 03 năm đầu từ năm thực hiện chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể thành công ty.
Thời hạn nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
Thời hạn nộp tờ khai và nộp thuế giá trị gia tăng (nếu có), báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
Tờ khai quý 1: Hạn chậm nhất là ngày 30/04;
Tờ khai quý 2: Hạn chậm nhất là ngày 30/07;
Tờ khai quý 3: Hạn chậm nhất là ngày 30/10;
Tờ khai quý 4: Hạn chậm nhất là ngày 30/01 năm sau;
Thời hạn nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính (nếu có) không phải nộp tờ khai
Quý 1: Hạn chậm nhất là ngày 30/04;
Quý 2: Hạn chậm nhất là ngày 30/07;
Quý 3: Hạn chậm nhất là ngày 30/10;
Quý 4: Hạn chậm nhất là ngày 30/01 năm sau.
Doanh nghiệp tự cân đối mức thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính và sau đó cuối năm tổng hợp doanh thu, chi phí để quyết toán tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm (nếu có).
Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2025
Hạn nộp chậm nhất báo cáo tài chính năm 2025 là ngày 30/03/2026.
Những lưu ý về kê khai thuế khi mới thành lập công ty
- Đối với kê khai thuế giá trị gia tăng: Doanh nghiệp không phát sinh hóa đơn đầu vào và đầu ra thì đến thời hạn kê khai và nộp thuế công ty vẫn phải nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng (VAT).
- Đối với báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn: Doanh nghiệp vẫn cần phải kê khai dù chưa xuất hóa đơn giá trị gia tăng của công ty (nếu Công ty đã thực hiện thủ tục thông báo phát hành hóa đơn giá trị gia tăng).
- Đối với báo cáo tài chính cuối năm: Doanh nghiệp lưu ý dù công ty không phát sinh hoạt động kinh doanh vẫn phải lập và nộp báo cáo tài chính cuối năm cho năm hoạt động.
- Thực hiện nghĩa vụ thuế là quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các thủ tục liên quan kê khai thuế, thực hiện các nghĩa thuế sau khi được thành lập. Doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý về các mốc thời gian kê khai và nộp các loại thuế để tránh phát sinh vi phạm dẫn tới bị phạt và gia tăng số tiền phạt theo thời gian.
Để được tư vấn thêm về thành lập doanh nghiệp tại Nghệ An, vui lòng liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHÚC TÍN TÂM
Địa chỉ:Số 341, Đường Lê Duẩn, P. Trung Đô, TP Vinh, Nghệ An
Hotline: 0904 928 456
Tin Liên Quan